Quy trình trồng Ớt chỉ thiên xuất khẩu- Hướng thay đổi cơ cấu cây trồng mới tại Thái Nguyên

QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNGT CHỈ THIÊN

cho năng suất trung bình (1,2tấn/ sào/ 6 tháng)

I.  Thời vụ và giống ớt

1. Thời vụ trồng ớt:  Ớt có thể trồng được nhiều vụ trong năm trong đó:

– Vụ chính (vụ đông xuân): Gieo hạt từ đầu tháng 7 tới cuối tháng 8, trồng từ đầu tháng 8 đến cuối tháng 9, thu hoạch đầu tháng 11 đến tháng 2-3 năm sau.

– Vụ xuân: từ tháng 1 tới cuối tháng 2 âm lịch thu từ tháng 4 tới tháng 8

2. Giống: Cây khỏe,tán đẹp,nhánh nhiều,sinh trưởng mạnh từ giai đoạn cây con, kháng bệnh tốt,thu hoạch từ 75–90 ngày sau khi trồng. Trung bình quả dài từ 6–9 cm. Quả to và mật độ quả dày, cho năng suất cao

                     

II.  Kỹ thuật trồng và chăm sóc

1. Gieo cây con

    Lượng hạt giống :   5 gram/sào ( 360m2) tương đương (700-1000 cây)

   Ngâm ủ hạt giống: Ngâm hạt giống vào nước ấm sạch (45-500C) từ 4-6 giờ cho hạt hút no nước, loại bỏ hạt thối, lép, ngâm rồi vớt ra, để ráo nước. Gói hạt giống vào mảnh vải cotton (vải phải khử khuẩn 1000C, ủ ấm 2 đến 3 lớp khăn ẩm ). Cứ mỗi 6-8 tiếng đem ra nhúng qua nhẹ nhàng bằng nước ấm sạch để hạt không bị nhớt hỏng. Theo dõi thường xuyên, nếu thấy khô thì bổ sung độ ẩm bằng phun sương cho đến khi hạt nứt nanh thì đem gieo. Sau 24 đến 60 giờ hạt nứt nanh (t = 26 – 280 C).

    Chuẩn bị: –  Công thức 1: Đất, phân trùn quế (hoặc phân vi sinh), sơ dừa (ít nhất ngâm 2 ngày 2 đêm) Theo tỉ lệ 1:1:0,5 (nếu đất xấu có thể thêm Supper Lân 2%,  tro trấu (20%)). Phủ trấu thường lên trên mặt cho dễ thoát nước, tránh xô hạt.

–   Công thức 2:  Đất + phân trùn quế: tỉ lệ 2:1 . làm phẳng đất, luống cao, rãnh sâu, rải phân trùn quế lên, dùng bình phun thuốc sâu phun ẩm bề mặt, rắc hạt, sau đó phủ trấu khô lên. Phun thuốc sâu hoặc thuốc đuổi kiến.

–   Công thức 3: Đất tơi + phân trùn trộn cho vào chậu, tưới ẩm đất, gieo hạt, -> rắc trấu lên, phun ẩm đất bằng nước. -> hạt nảy mẩm cao 5cm nhổ cây nắm vào nắm đất con, phun ẩm -> 5 ngày sau mang ra trồng tỉ lệ sống rất cao

Lưu ý: Nếu đóng bầu ko nên ém quá chặt, ko làm quá lỏng (Thành phần đất làm bầu : Xơ dừa đã qua xử lý (5%) + tro trấu (13%) hoặc đất mặt sạch tơi xốp (50%) + phân vi sinh hoặc phân chuồng hoai mục (30%)+ supper Lân 2%).

   – Gieo hạt: + Thường gieo hạt vào bầu đất hoặc gieo hàng trên luống. Nhưng gieo bầu sẽ giúp cây khỏe và phát triển tốt hơn gieo trực tiếp lên luống

+ Xử lý đất bằng Trichoderma: Pha 100cc/ 16L phun lên đất hoặc tưới vào đất

                           

   –  Sau khi gieo dùng đất nhỏ trộn với thuốc kiến rắc đều lên mặt luống và tiến hành cắm khung để làm vòm che cho cây con. ( 0,5-1,5mm)

                   

+ Thường xuyên theo dõi, đảm bảo đủ ẩm cho hạt giống nảy mầm.

   – Chăm sóc cây con:  + Khi hạt nhú đều ( từ 1,5 đến 2 ngày 2 đêm) thì tiến hành tháo nilon phủ cho cây quen dần và thích nghi từ từ với môi trường. Nhiệt độ cao quá trên 350C thì phải che lại, hoặc vén nilon cao lên 20cm, tránh mưa mà vẫn lưu thông gió.

+ Khi cây được 2-3 lá thật tiến hành phun phòng bệnh lở cổ rễ và cháy lá vi khuẩn (Lúc trời mưa xen kẽ nắng nóng) cho cây bằng thuốc nano đồng–bạc định kỳ 7 ngày/lần; Hoặc phun 1 gói Ohho cho bình 18 lít phun xử lý nấm bệnh tổng hợp

+ Phun dịch trùn quế tỉ lệ 30cm/ bình hoặc rong biển 1 gói/ bình  (Hoặc có thể kết hợp phân bón thúc lần 1 là 4/1000 thì sau đó phải tưới nước luôn 1-2 lần nước sạch lên mặt lá).

+ Nếu cây xấu tiến hành hòa loãng phân NPK tưới cho cây 1 đến 2 lần trước khi trồng 1 đến 3 ngày (chủ yếu là trước khi trồng 1 ngày). Theo dõi các đối tượng gây hại để có biện pháp bảo vệ kịp thời.

+ Trước khi trồng cây 4 đến 8 giờ thì tiến hành tưới nước đẫm.

2. Làm đất

– Đất cần được dọn sạch. Cày cho đất tơi xốp và phơi nắng 7-14 ngày trước khi trồng

– Rải đều vôi và các loại phân bón lót trước khi cày lên luống.

– Cày sâu 25 cm. Lên luống cao 30 – 45 cm, mặt luống rộng 100-140 cm, chân luống rộng 110-150 cm, rãnh rộng 45-50 cm.

* Các loại phân bón lót như sau:– Phân bổ cây: Cây cách cây 60-70 cm, hàng cách hàng 70-80 cm, trồng sole như sau:

– Phân hữu cơ trùn quế: 200kg/sào (hoặc phân hữu cơ HP 500 kg/sào) rải đều mặt ruộng, dùng thuốc diệt côn trùng (Bazan hoặc Phi thuyền 750 hoặc Binhdan 95WP hoặc Diazan hoặc Vibasu….) để xử lý sâu và côn trùng trong đất trồng.

– Phân NPK: sử dụng NPK (16-16-8) hoặc (20-20-15), (13-13-13), (15-15-15)… bón trung bình là 50 kg NPK/sào (Với bón lót sử dụng loại đạm cao hơn so Kali và Photpho). Dùng 25 kg bón lót. Rải đều với phân hữu cơ để cày hoặc có thể rải ở mép trong của hai hàng đôi và giữa hai hốc trên hàng, cách gốc 10cm- 15cm.

– Còn lại 25 kg hòa tưới bón thúc và bón định kỳ 10 ngày tưới/ lần. Mỗi lần hòa

tưới từ 2-3 nắm/ thùng 20 lít.

Sau khi bón phân có thể tưới 01 lít vi sinh EM tỉ lệ 1/100 lít nước.

– Phải xử lý đất trồng bằng Trichoderma hoặc chế phẩm Nano đồng – bạc 500ml pha 200 lít phun gốc 1 lần trước khi trồng.

.– Nên sử dụng màng phủ nông nghiệp để hạn chế cỏ, sâu bệnh và giữ ẩm cho đất.

                     

– Tưới xả rãnh cho ẩm luống trước khi trồng 3 – 4 ngày

3. Trồng cây :

– Khi cây con được 25-30 ngày, cao 10-15cm thì đem đi trồng. Tưới ẩm đất trước khi đem đi trồng 30 phút để tránh làm tổn thương đến rễ.

 

+ Đào hốc theo kiểu nanh sấu (so le), trồng hàng đôi, hốc sâu 10 cm-15cm,

+ Mật độ: 600– 750 cây/sào Bắc bộ :

  * Cây cách cây 60 – 70 cm.

  *  Hàng cách hàng 70 – 80 cm.

  * Mỗi hốc trồng 1 cây. Trồng cây khi trời mát. Trồng xong tưới ẩm ngay.

4. Chăm sóc

  • Phun dinh dưỡng

      Thời kỳ chăm cây: tất cả sản phẩm phun chiều mát, đặc biệt lúc ra hoa, không phun buổi sáng gây rụng hoa

Thời điểm Sản phẩm chăm sóc Tỉ lệ cho bình 18-20 lít Tác dụng
Sau khi trồng xong Tưới nước ẩm cho cây phục hồi    
Trồng xong 3-5 ngày Giữ ẩm đất trồng   Kiểm tra cây
Kích rễ, phục hồi cây: 2 lần cách nhau 3 ngày Lần 1: 1 gói Root cho bình 20 lít phun hoặc tưới gốc
Lần 2: Dịch trùn quế + kích đọt+ kích rễ
50ml + 1 gói + 1 gói Pha hỗn hợp vào bình phun đẫm gốc.

Tạo rể, phun trồi, tạo nhánh mạnh.

Xử lý nhện đỏ: 5-7 ngày kiểm tra 1 lần. Chú ý: những ngày nắng mưa kết hợp. Nhện chúa + bám dính 1 gói/ bình + bám dính Kiểm tra ngọn ớt: bị xoăn. Lật mặt lá, có con màu đỏ bằng đầu kim.
Pha hỗn hợp vào bình và phun nghiêng vòi, đẫm lá.
Xử lý gốc sau 10 ngày Ohho hoặc Nano đồng bạc hoặc Nano đồng đỏ 1 gói/ bình Pha rồi phun xung quanh gốc xử lý nấm bệnh và nở cổ rễ.
Sau 3 ngày tưới vi sinh gốc Sau 3 ngày ủ: lấy 1 lít vi sinh pha 50 lít nước phun hoặc tưới gốc. Có thể thêm 1/2 nắm nhỏ NPK cho thùng 20 lít nước tưới gốc 1 gói ủ 200 lít Tưới định kỳ cây rất khỏe và ít bệnh.
Lấy hoa và quả Tưới gốc đều Phun bón lá Bổ sung BoCanxi.
Sau ngắt ngọn chuẩn bị lấy hoa Bổ sung NPK hòa tưới nước 200g /20 lít Hòa tan, tưới gốc bổ sung dinh dưỡng.
Phun lấy hoa Dịch trùn quế + BoCanxi + Lân đỏ Kali 1 nắp + 1 gói +1 gói Hòa hỗn hợp trong bình phun đều lên lá. Phun chiều mát. Siêu hoa , đậu trái mạnh.
To trái Công thức 1: Dịch trùn quế + rong biển+ nano đồng
Công thức 2: Dịch trùn quế + Fosk +Ohho
CT1: 30ml + 1gói + 1 gói
CT2: 30ml + 1gói + 1gói
Quả nhanh to, bóng, phòng bệnh.Phun xen kẽ khỏi lo bị bệnh trên lá và gốc. Phun mặt lá nghiêng vòi, lồng gầm cây ớt.Phun lá kết hợp dưới gốc.
Phòng bọ trĩ và nhện đỏ Sinh học 555+ siêu thấm. Kiểm soát vườn 7-10 ngày/ lần. 1 gói +1 gói Pha 2 gói vào bình.
Phun nghiêng vòi đẫm lá.
Phun phòng, kháng bệnh, thán thư Nano đồng bạc 30 ml Phun kỹ lá, quả, thân. 2 lần
  Kích rễ liên tục: ra rễ nhiều, ngọn nhiều, nhánh nhiều, nhiều quả -> sản phẩm Roots.
  Kết hợp bổ sung vi sinh định kỳ vào gốc-> hạn chế thối gốc, nấm bệnh lên cây: 1 gói.
  Phòng bệnh liên tục trên lá, tăng cường bổ sung BoCanxi: khi phun phân bón lá + 1 gói BoCanxi

* Lưu ý: Sau 2 lần thu phải bón phân NPK (13:13:13) hoặc NPK (16-16-8) hoặc bón định kỳ 10 ngày tưới/ lần. Sử dụng phương pháp tưới. Cách làm: hòa tan NPK tưới gốc. Mỗi lần hòa tưới từ 2-3 nắm/ thùng 20 lít.

– Tổng chi phí vật tư và chi phí phun phân bón: 2.605.000/ sào bắc bộ (chi phí đầu tư phân bón và thuốc tăng nếu muốn sản lượng tăng).

TT Nội dung chi phí ĐVT Số lượng  Đơn giá  Thành tiền      
I. Vật tư           2.605.000      
1 Giống Gói 1         150.000             150.000      
2 Phân trùn Kg 200             4.000             800.000      
3 Phân NPK 16-16-8 Kg 50           12.000             600.000      
4 Dịch trùn Lít 1         150.000             150.000      
5 Phân bón lá                           300.000      
6 Thuốc BVTV                   250.000  

 

   
7 Vôi bột Kg 20             2.000               40.000      
8 Màng phủ nilon Kg 7 45.000             315.000  

 

   
II. Tổng thu Kg 800 9.000       7.200.000      

       Với giá thấp theo hợp đồng (9.000đ/kg) và năng suất thấp nhất (800kg/sào) thì sau khi trừ tất cả chi phí, người trồng ớt có lợi nhuận: 4.595.000 đ/sào

Sản lượng phụ thuộc 3 yếu tố:
Ø Giống ớt quyết định 50% sản lượng, sử dụng giống ớt quả to dài, trung bình từ 7-9 cm/ quả
Ø Phân bón: 30% sản lượng: bón phân cân đối, không dùng thuốc diệt cỏ, bón nhiều phân hữu cơ, bón điều khi bón thúc, nên hòa phân ra tưới, hiệu quả cao. Điều tiết khi bón phân, hạn chế bón phân đạm cao khi cây ra trái ( dễ bệnh nhiều)
Ø Thuốc phòng bệnh 10%: kiểm soát vườn, kết hợp với dòng sinh học và vi sinh, hạn chế thuốc hóa học, kiểm soát vườn đặc biệt nhện đỏ và bọ trĩ trên ớt gây rụng hoa, rụng quả
Ø Thiên tai 10%:
Ø Chi phí đầu tư phân bón, bón cân đối, tỉa cành tốt, trái ra nhiều và sai quả.

 – Tưới nước:  + Cần đảm bảo thoát nước tốt, phải tưới nước đầy đủ. Tưới nước ngay sau khi trồng và sau khi bón phân. Khi cây còn nhỏ tưới ngày 2 lần vào buổi sáng và chiều mát.

 +  Khi cây lớn tưới rãnh (tưới thấm) là phương pháp tốt nhất, không văng đất lên lá, giữ ẩm lâu, tăng hiệu quả sử dụng phân bón. Tuy nhiên chỉ cho nước vào ngập 1/2 chiều cao luống khi nước hút vào 1/3 luống hoặc dùng gáo tưới cho cây, sau đó phải tháo nước ra ngay, tuyệt đối không được ngâm nước qua đêm, phải tháo kiệt nước, không để úng, bí nước trong rãnh để tránh nhiễm bệnh héo xanh.

+  Trong giai đoạn cây ra hoa kết quả cần đảm bảo độ ẩm đất 70 – 80% ngăn ngừa rụng trái.

Tỉa nhánh:  

     Tỉa bỏ toàn bộ các chồi ở nách lá bên dưới điểm phân cành đầu tiên khi chồi còn nhỏ tạo thông thoáng và tập trung dinh dưỡng ở tầng trên để cây ớt phân tán rộng và gốc được thông thoáng, hạn chế sâu bệnh phát triển. Nên tỉa cành lúc nắng ráo. Nếu ớt ra hoa, kết trái gần gốc ngắt bỏ hoa và quả non ở điểm giao phân cành đầu tiên.

      Làm giàn: Giàn được làm bằng cọc và dây nilon. Giàn giữ cho cây đứng vững, dễ thu trái, kéo dài thời gian thu hoạch, hạn chế trái bị sâu bệnh do đỗ ngã. Mỗi luống cắm 2 hàng cọc với mật độ 2.5-3m một cọc, sau đó dùng dây căng dọc theo hàng ớt nối các cọc lại, khi cây ớt cao tới đâu căng dây tới đó để giữ cây đứng thẳng.

Chú ý: Trong giai đoạn nuôi trái, trái ớt thường bị thối đuôi do thiếu canxi. Cần phun bổ sung thêm Canxi, có thể bằng Canxi phun định kỳ 7-10 ngày/lần. Đồng thời, phun thêm phân vi lượng có chứa Bo để ớt dễ đậu trái và ngừa trái bị sẹo.

  1. Thu hoạch:

+ Thu hoạch phải đảm bảo đúng thời gian cách ly thuốc BVTV và phân hóa học.

+ Thu quả theo tiêu chuẩn loại 2 của công ty và không có bệnh, côn trùng và những chất không tốt trên bề mặt trái.

+ Sau khi thu hoạch xong bảo quản quả ở nơi thoáng mát, loại bỏ những trái xấu, sâu bệnh hoặc quá chín nhằm giảm thiểu sự lây lan của sâu bệnh và tiến hành phân loại quả.

+ Ở các lứa rộ, thu hoạch ớt mỗi ngày, bình thường cách 3-5 ngày thu 1 lần. Nếu chăm sóc tốt thời gian thu hoạch có thể kéo dài gần 4 tháng.

           

  1. 6. Phòng trừ một số sâu, bệnh thường gặp:

Sâu Hại :

  Sâu hại Tập quán gây hại Biện pháp phòng trừ
1 Dế mèn Có nhiều ụ đất đùn lên ở ruộng, và ban đêm chui lên căn ngang cây, gây hại cây. – Xả nước ngập ruộng trước khi trồng cây. Dùng các dòng thuốc như Diazan 10H, Vibasu 5GR trộn vào đất trước khi trồng cây.

– Sau khi trồng nếu vẫn xuất hiện nhiều thì dùng các hoạt chất để phun như fipronil,chlopiryfos ethyl, alfa cypermethrin,… và rang cám trôn đều với các thuốc Cadicin 45WP để  rải trực tiếp xung quanh gốc.

2 Bọ trĩ – Trưởng thành bò nhanh,linh hoạt,đẻ trứng trong mô lá non. Trưởng thành và sâu non thường sống tập trung mặt dưới lá và bò sang các cánh hoa.

– Bọ trĩ chích hút nhựa ở lá non, chồi non và nụ hoa làm lá vàng, lá non và cánh hoa biến dạng xoăn lại, cây sinh trưởng kém. Trên quả: vết chích có những chấm nhỏ nổi gờ.

– Bọ trĩ phát triển mạnh trong điều kiện khô và nóng. Vòng đời ngắn, trung bình 12-15 ngày, bọ trĩ có khả năng kháng thuốc cao.

Phun vào sáng sớm hoặc chiều tối khi trời sương mát,không có nắng; chú ý phun cả trên và dưới mặt lá. Phun các loại như: Chetsau, LionKing 50WG, Emâvua 50WG
3 Bọ phấn trắng – Thời tiết khô và ít mưa thích hợp cho bọ phấn trắng phát sinh phát triển. Bọ non và trưởng thành chích hút nhựa ở đọt và lá non, lá bị hại có đốm hoặc biến màu vàng. Bọ tiết dịch bài tiết tạo môi trường cho nấm muội đen phát triển làm giảm quang hợp. Mật số bọ cao, lá bị khô héo, chết cây.

– Bọ phấn còn là môi giới truyền Virus gây bệnh khảm xoăn lá.

 
4 Nhện đỏ

 

–  Cả trưởng thành và ấu trùng đều sống tập trung ở mặt dưới phiến lá của những lá non đang chuyển dần sang giai đoạn bánh tẻ.

–  Nhện gây hại bằng cách chích hút dịch của mô tế bào lá làm cho mặt trên của lá bị vàng loang lổ phồng rộp. Khi mật độ cao làm cho lá khô cháy.

– Hoa và trái cũng bị nhện gây hại. Nhện đỏ hút chất dinh dưỡng trong trái làm cho trái bị vàng, sạm và nứt khi trái lớn. Hoa có thể bị thui, rụng.

– Nhện đỏ thường phát sinh và gây hại nặng trong mùa khô nóng hoặc những thời gian bị hạn trong mùa mưa. Nhện đỏ lan truyền nhờ gió và nhờ những sợi tơ, mạng nhện mà chúng tạo ra.

+ Tưới nước giữ ẩm cho cây trong điều kiện mùa khô, khi mật độ nhện cao dùng phương pháp tưới phun với áp lực mạnh để rửa trôi nhện hạn chế mật độ nhện trên đồng ruộng.

+ Vệ sinh đồng ruộng, tiêu hủy triệt để tàn dư cây trồng

+ Tưới phun mưa với áp lực mạnh khi mật độ nhện cao

+ Sử dụng luân phiên các loại hoạt chất khác nhau: abamectin

5 Sâu xanh đục trái Xuất hiện khi cây ra hoa và có trái non. Sâu phá hại búp non, nụ hoa, cắn điểm sinh trưởng, đụt thủng quả, khi trái ớt còn xanh cho đến lúc gần chín. Sử dụng các dòng fipronil, chlorantraniliprole, emamectin benzoate.
6 Sâu khoang (sâu ăn tạp) Xuất hiện trong suốt mùa vụ trồng. Sâu gây hại trên lá, và cây con. Phá hoại mạnh và ban đêm, ban ngày ẩn trong đám lá, bụi cỏ hoặc trong đất.

 

Phòng trị bằng cách làm đất kỹ trước khi trồng để tiêu diệt sâu và nhộng sống trong đất, ngắt bỏ tổ trứng, tổ sâu non hoặc dùng:Sumicidin,Cymbus,Decis…,các dòng hoạt chất:Alpha cypermethrin,Emamectin benzoate, abamectin

BỆNH HẠI :

Tên bệnh Triệu chứng Phòng trừ
Bệnh héo cây con Bệnh thường gây hại cây con trong vườn ươm hoặc sau khi trồng khoảng một tháng tuổi Nano đồng bạc – mancozed hoặc các loại như: M9, Dosay45wp
 

Bệnh héo vàng chết cây

 

 

Thường gây hại lúc cây con và lúc ra hoa trái, thời gian bệnh kéo dài 10 – 15 ngày, lá xanh héo, mất nước, lâu dần chuyển vàng đều từ gốc lên, bó mạch trong thân và rễ thối nâu.

Đối với bệnh do vi khuẩn, cần nhổ và tiêu hủy cây bệnh; dùng vôi bột rải vào đất, Nano đồng bạc – mancozed hoặc M9, Dosay45wp. Đối với cây bệnh do nấm, cần phát hiện sớm, phun. Nhổ và tiêu hủy các bệnh bị bệnh để tránh lây lan.
Sương mai, đốm lá Bệnh sương mai: Lá có những đốm tròn, xanh đen, thân màu xám đen và trái có màu nâu nhạt, mềm, bị thối. Dùng thuốc Cuproxat, Kasumin, Ridomil Gold, Antraco, Alfamine, để phun phòng trừ.
 

 

 

Bệnh thán thư:

 

– Vết bệnh lúc đầu là một đốm nhỏ hơi lõm, trên bề mặt vỏ quả. Vết bệnh,thường có hình bầu dục hoặc hình thoi,mầu nâu đen hoặc màu vàng trắng bẩn,kích thước vết bệnh có thể trên dưới 1cm tuỳ thuộc vào giống ớt. Phần ranh giới giữa mô bệnh và mô khoẻ thường có một đường vạch màu đen chạy dọc theo vết bệnh. Trên bề mặt mô bệnh có những chấm nhỏ màu đen đó là đĩa cành của nấm bệnh.

-Bệnh thán thư làm thối chồi non, chết cây con vườn ươm, đặt biệt làm thối quả, cây bệnh ít quả, kém năng suất và giá trị kinh tế, xuất khẩu. Đặc biệt bệnh thán thư hại ớt cả trong thời kỳ bảo quản sau thu hoạch làm ảnh hưởng lớn đến chất lượng hạt giống.

Thu hái các quả và nhổ bổ cây bị bệnh đem thu hủy. Hạn chế nước trong ruộng và rải vôi quanh gốc cây đã nhổ bỏ. Ngoài ra có thể sử dụng một số loại thuốc: Nano đồng bạc – mancozed, M9, Dosay45wp